Lầu Ông Hoàng – Tiếng vọng cuộc tình thi sĩ Hàn Mặc Tử

“Lầu Ông Hoàng đó, thuở nào bước chân Hàn Mặc Tử đã qua

Ánh trăng treo nghiêng nghiêng, bờ cát dài thêm hoang vắng”

“Lầu Ông Hoàng, người thiên hạ đồn vang”

Đã nhiều năm trôi qua, nhưng khi nhắc đến địa danh Lầu Ông Hoàng. Người ta lại nhớ tới cuộc tình đã tốn bao giấy mực một thời giữa thi sĩ Hàn Mặc Tử và nàng Mộng Cầm xinh đẹp. “Lầu Ông Hoàng, người thiên hạ đồn vang”. Đây là nơi mà bao thi nhân, nghệ sỹ cũng đắm chìm bởi cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Đặc biệt, là trong những ký ức đầy mơ mộng của một giai thoại tình yêu.

lau ong hoang

Lầu Ông Hoàng và những bí ẩn

Trong một vài lời đồn xưa nay, người ta cứ nghĩ rằng Lầu Ông Hoàng là dinh thự mà ông hoàng Bảo Đại thường nghỉ mát thời bấy giờ. Nhưng ít ai ngờ địa danh ấy lại gắn liền với một vị Công Tước người Pháp De Montpensier. Đây vốn là một biệt thự do Ferdinand d’Orléans, Công tước De Montpensier,cháu nội vua Louis-Philippe Icủa Pháp bỏ ra số tiền 82.000 đồng bạc Đông Dương để xây, nhưng đến nay đã bị phá hủy và chỉ còn là tàn tích.

lau ong hoang

Vào năm 1911, Công tước De Montpensier qua Việt Nam du lịch và săn bắn. Đã thấy phong cảnh tại những ngọn đồi xung quanh Phan Thiết rất hữu tình. Nên ông đã mua lại mảnh đất rộng 536m2, cách Tháp Po Sah Inư 100 m về hướng nam đê xây dựng biệt thự.

Tòa biệt thự được khởi công xây dựng ngày 21 tháng 2 năm 1911 với quy mô 13 phòng rộng cùng nhiều tiện nghi. Như phụ trợ, máy phát điện đặt dưới tầng hầm, bể chứa nước có thể dùng đủ cả năm. Sau khi xây xong, biệt thự được xem là công trình hiện đại nhất Bình Thuận lúc bấy giờ. Tên gọi Lầu Ông Hoàng xuất phát từ cách gọi dân dã của người dân về sự sang trọng của vị công tước người Pháp cư ngụ ở đây. Lầu Ông Hoàng có một vị trí đẹp, cao 105 m so với mặt nước biển, cách trung tâm Thành phố Phan Thiết 7 km nằm trên khu vực đồi Bài Nài.

lau ong hoang

Đến tháng 07 năm 1017, ông Hoàng De Montpensier bán lại biệt thự cho một chủ khách sạn người Pháp tên là Prasetts. Về sau, nó được vua Bảo Đại mua lại làm nơi nghỉ mát.

Lầu Ông Hoàng và chuyện tình Hàn Mặc Từ – Mộng Cầm

Hàn Mặc Tử quen Mộng Cầm trong thời gian phụ trách trang văn chương cho tờ báo Trong Khuê Phòng. Mộng Cầm là cháu gọi Bích Khê bằng cậu, vì ảnh hưởng của ông cậu trẻ tuổi nên cũng tập tành làm thơ gửi đăng báo. Hàn Mặc Tử đã nhận được một số bài thơ như thế của Mộng Cầm gửi đến và từ đó làm quen với Mộng Cầm. Qua những vần thơ trên báo, Hàn Mạc Tử đã tìm đến làm quen, bày tỏ tình cảm với bà qua bài Muôn năm sầu thảm, với câu mở đầu “Nghệ hỡi Nghệ”. Hàn Mặc Tử là tình yêu đầu đời của bà.

Một mùa hè, năm xưa, Hàn Mặc Tử từ Quy Nhơn vào Phan Thiết thăm Mộng Cầm. Hàn hỏi ở đâu có cảnh đẹp thì đưa anh đi thăm cho biết. Mộng Cầm đã đưa Hàn Mặc Tử lên lầu Ông Hoàng. Đó là một ngọn đồi thấp, nhưng lên đó vào những đêm trăng tỏ, có thể nhìn thấy Mũi Né và thị xã Phan Thiết mờ ảo, lấp lánh đèn hiệu hay đèn ghe chài. Nào ngờ, đây lại là lần đi chơi sau cùng của hai người. Hàn Mạc Tử ra Huế, sau đó vào Quy Nhơn, điều trị bệnh phong ở bệnh viện phong Quy Hòa, và mất ở đó .

Tại sao Hàn Mặc Tử lại ra Huế? Bây giờ thì Mộng Cầm nói hết những gì mà bà giấu kín trong lòng gần 60 năm. Đó là Hàn Mặc Tử có mối tình đầu với một cô gái Huế tên là Hoàng Cúc. Thân sinh của Hoàng Cúc làm quan chức trong Sở Đạc điền ở Quy Nhơn. Sau khi biết Hàn Mặc Tử theo đuổi con gái mình, do không thích văn nhân, thi sĩ nên ông đã tìm cách đưa Hoàng Cúc về Huế. Thế là Hàn Mặc Tử ra Huế tìm và sau đó có bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Bài thơ này tuyệt hay nhưng Mộng Cầm lại ghét cay, ghét đắng…

Lầu Ông Hoàng ngày nay

Một điều đặc biệt rằng di tích Lầu Ông Hoàng dường như không có bàn tay tác động của con người. Vẫn giữ nguyên vẹn những nét hoang sơ. Khiến người ta ngỡ như đang lạc bước trong một không gian xa xưa.

Nhưng rồi khi đứng trên đỉnh Bà Nài lộng gió, phóng tầm mắt ra xa, ôm cả thành phố Phan Thiết vào lòng. Dường như chỉ ở vị trí này, trên phế tích Lầu Ông Hoàng nổi tiếng một thời, ta mới thấy một vẻ đẹp đầy mơ mộng của thành phố Phan Thiết đang bình yên nằm gọn trong một thung lũng lớn.

Bình minh trên Lầu Ông Hoàng mới khiến bao người xao xuyến. Mặt trời ửng hồng nhô dần lên từ biển lớn. Cả một không gian đang chìm trong đêm đen huyễn hoặc, bỗng chốc tỏ dần trong ánh sáng buổi sớm mai. Từ trên cao, nhìn cảnh và người dần thức giấc, nhẹ nhàng, bình yên quá đỗi.

lau ong hoang

Nhiều người lại cố chờ để đón hoàng hôn nơi ấy, mặt trời đỏ rực, cố chiếu những tia nắng yếu ớt cuối ngày. Rồi chìm dần về phía những dãy núi xa, trả lại cho Phan Thiết một màu huyền bí. Và khi trăng lên, đặc biệt là những ngày trăng 16, ánh sáng bàng bạc lan dần trên từng cây cỏ, khiến mọi thứ trở nên ma mị đến khôn cùng. Ấy thế nên, xưa kia Hàn Mặc Tử mới ca ngợi những đêm trăng trên đỉnh Lầu Ông Hoàng lộng gió.

Hàn Mặc Tử và một đêm trăng cùng nàng thơ Mộng Cầm trên Lầu Ông Hoàng, và đến hôm nay, khi nhắc về địa danh ấy, người ta không chỉ cảm bởi vẻ đẹp thiên nhiên mà còn đau lòng nhớ về một mối tình đẹp nhưng nhuốm vẻ bi thương trong quá khứ. Để rồi, ghé Phan Thiết một lần, ta lại dặn lòng lên lên đỉnh Bà Nài, tìm về dấu tích Lầu Ông Hoàng khi xưa, mà thương mà nhớ!

 

Tin tức liên quan

Back to top button