Lễ hội Kate, văn hoá độc đáo của người Chăm
Cho đến ngày nay, dù trải qua bao biến cố thăng trầm lịch sử. Người Chăm tại Bình Thuận vẫn gìn giữ trọn vẹn nét đặc sắc lễ hội Kate. Một lễ hội mang dấu ấn đậm nét của nền văn hóa tín ngưỡng Chăm sau hàng trăm hình thành.
Nguồn gốc và ý nghĩa của tên gọi Kate
Dựa theo từ điển của E. Aymonier – A. Cabaton, Kate là danh từ có nguồn gốc từ Katik của Hindu (Hindu giáo) và từ kattika của Phạn ngữ (Sanskrit) Ấn Độ. Ý nghĩa của từ Kate này được dịch theo nghĩa hẹp là lễ cúng vào tháng 7 lịch Chăm. Tuy nhiên, một điều chú ý ở đây là Ấn Độ không có tục lễ cúng này.
Ngoài ý nghĩa được dịch theo từ Kate của Hindu và Ấn Độ, Kate còn có ý nghĩa chung rộng hơn là một lễ tưởng nhớ tổ tiên, một số vị thần linh, một số vua chúa và các nhân vật có công với đất nước và dân tộc. Ý nghĩa này được thể hiện rõ qua nội dung tổ chức lễ hội kate theo văn bản chữ Chăm (akkar thrah) bao gồm: kinh hành lễ Kate (danak ngap yang Kate), bài thánh ca của các vị thần (damnây dom po yang) và những lời cầu nguyện của người tham dự lễ (panuec alankar po yang).

Từ những điều lý giải trên, ta có thể kết luận Kate là một nghi lễ có nguồn gốc bản địa (tín ngưỡng địa phương) mang bản sắc riêng của Champa xưa. Tuy nhiên, về sau lễ hội Kate có một số yếu tố ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ và Hồi giáo. Minh chứng cho chúng ta thấy rõ, tuy ba cộng đồng tôn giáo Chăm Ahier, Chăm Awal và Chăm Islam đều có chung một lễ nghi, lễ tục ban đầu. Tuy nhiên, về sau khi chịu sự ảnh hưởng từ Hồi giáo và Ấn giáo nên có sự khác biệt theo tín ngưỡng và lễ cúng riêng.
Lễ hội Kate của người Chăm xuất hiện khi nào?
Nếu để chọn một khoảng thời gian chính xác để nói về sự ra đời và hình thành của lễ hội Kate thì thật khó. Vì chiến tranh giữa vương quốc Champa với các triều đại phong kiến Việt Nam đã hủy hoại rất nhiều tài liệu.
Để xác định rõ hơn mốc thời gian và quá trình hình thành nên lễ hội Kate. Ta có thể nhìn nhận lại quá trình lịch sử từ thế kỷ II đến thế kỷ XII khi Champa còn là một vương quốc thịnh vượng. Đáng nói hơn, đây là giai đoạn mà Ấn độ giáo du nhập vào và phát triển mạnh mẽ tại Champa. Sự du nhập này đã hình thành nên các nghi lễ cúng tế của người Chăm trong những sự kiện quan trọng như hoàn thiện công trình đền tháp, thu hoạch mùa màng, đánh thắng trận, đăng cơ của vua chúa… Tuy nhiên, thời kỳ này cũng chưa có một minh chứng nào cụ thể nói về sự hình thành của lễ hội Kate. Đa phần chỉ nói về những lễ nghi, lễ tục, nghi thức thờ cúng trong những dịp trọng đại.
Mãi cho đến thế kỷ XV (1471), khi thủ đô Vijaya (Bình Định) bị suy tàn, đánh dấu cho nền văn minh Champa đã sụp đổ. Kéo theo đó là ảnh hưởng của Ấn Độ giáo cũng đi xuống và nhường chỗ lại cho Hồi giáo. Dựa theo nhiều ghi chép về tiếng Phạn trên các bia ký và tài liệu của Champa trong giai đoạn này. Hồi giáo đã bắt đầu phát triển mạnh và ảnh hưởng ở phía Nam Champa, vùng Panduranga (Ninh Thuận và Bình Thuận nay) và đã xác lập một nền văn minh mới. Tuy phát triển cực thịnh nhưng nền văn minh này còn lưu giữ lại một số tàn dư của Ấn Độ giáo kết hợp với những tín ngưỡng địa phương. Cũng từ đây, các tín ngưỡng thờ cúng trong Ấn Độ giáo, Hồi giáo và tín ngưỡng địa phương đã dần hình thành nên nghi thức cúng tế thường niên vào tháng 7 lịch Chăm.
Sau quá trình du nhập và phát triển của Hồi giáo vào thế kỷ XV tại xứ Panduranga. Một nghi thức cúng tế, kèm theo đó là các lễ nghi, lễ tục đã hình thành theo phương thức mới bao gồm các tín ngưỡng của Ấn Độ giáo, Hồi giáo và tín ngưỡng địa phương. Để minh chứng cho điều này, ta có thể thấy rất rõ, trong lễ hội Kate có chứa đựng các yếu tố: Ấn Độ giáo (tục cúng tế đền tháp, tượng thờ, tầng lớp tu sĩ (Basaih) và lời văn cúng tế thền Siva (Po Ginuer Mantri) của Chăm Aheir), Hồi giáo (cúng tế tượng thần Poklong Grai và Po Rome có đội một loại mũ hình ống). Và có lẽ, lễ hội Kate có thể hình thành trong giai đoạn này với các yếu tố rõ nét và riêng biệt nhất định.
Thông qua những điều trên, ta có thể nhận định rằng: Lễ hội Kate được hình thành trên những nền tảng về tục cúng lễ và tín ngưỡng của Ấn Độ giáo từ thế kỷ II đến thế kỷ II. Về sau, nó được lan tỏa và hình thành nên lễ hội khi có sự ảnh hưởng và dung hòa của Hồi giáo từ thế kỷ XV và tín ngưỡng địa phương.
Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội Kate
Lễ hội kate của người Chăm tại Bình Thuận được diễn ra trong vòng 3 ngày. Thường được bắt đầu vào ngày 1 tháng 7 theo lịch Chăm (khoảng 25/9 – 5/10 dương lịch). Địa điểm được hơn để tổ chức là đền tháp Po Sah Inu (đồi Bài Nài, phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết)
Theo trình tự tổ chức của lễ hội, quy trình được bắt từ từ đền tháp cho đến các làng xã và mỗi gia đình. Theo đó, tên gọi của từng nơi tổ chức là: đền tháp (Bi môn, Ka lan), làng (Paley) và từng gia đình (Nga wôm). Quy trình này được xem như một dòng chảy phong phú theo suốt thời gian hàng ngàn năm nay.