Điểm độc đáo của văn hoá người Chăm, người Hoa tại Bình Thuận

Bình Thuận đã có bề dày lịch sử, văn hoá lâu đời. Nhất là văn hoá Chăm Pa với nhóm di tích tháp Chàm Po Sah Inư, đền thờ Po Klong Mơhnai và hơn 100 bảo vật hoàng tộc Chăm quý hiếm. Tất cả được bà Nguyễn Thị Thềm, hậu duệ vua Chăm lưu giữ. Trong đó có vương miện, áo bào, hia hài, vòng xuyến của vua và hoàng hậu. 

Nước khoáng Vĩnh Hảo

Người Chăm là một trong những người đầu tiên phát hiện ra công dụng tại mỏ nước khoáng Bình Thuận. Họ đã sử dụng loại nước này như một thần dược để chữa bệnh, đặc biệt là bệnh Phong. Điển hình, là vào thế kỷ 13, đã chữa khỏi bệnh phong cho vua Chế Mân. Công chúa Huyền Trân, con gái vua Trần – vợ vua Chế Mân đã rất kinh ngạc về sự màu nhiệm, huyền bí của loại nước này. Cho nên, đã đặt tên là Vĩnh Hảo, có nghĩa là “đời đời tốt đẹp”. Bên cạnh đó, người Chăm còn sử dụng nước suối để chế ra nước thơm rửa tượng thánh.

binh thuan

Năm 1928, các nhà khoa học Pháp đã phát hiện chất lượng tuyệt hảo của nguồn suối khoáng Vĩnh Hảo tại khu vực huyện Tuy Phong – tỉnh Bình Thuận. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết Vĩnh Hảo là loại nước khoáng duy nhất ở Việt Nam được các chuyên gia người Pháp nghiên cứu và đánh giá nguồn khoáng này sánh ngang với loại nước khoáng Vichy nổi tiếng trên toàn thế giới.

Lễ Hội Dinh Thầy Thím

Diễn ra trong hai ngày 15 và 16 tháng 9 âm lịch tại Dinh Thầy Thím, Hàm Tân, Bình Thuận. Đây là ngày giỗ Thầy và Thím. Theo truyền thuyết có 2 vợ chồng: Thầy và Thím quê Quảng Nam, sống vào thế kỷ 19, học đạo, đồng thời chữa bệnh cho người dân địa phương. Có tin rằng, Thầy và Thím đã cuốn lụa biến thành rồng đỏ bay vào Hàm Tân (Bình Thuận), sống tại đây, làm thuốc trị bệnh cứu giúp người dân cho đến khi qua đời.

van hoa binh thuan
Lễ hội Dinh Thầy Thím

Sau đó, người dân trong vùng lập Dinh để thờ Thầy và Thím để tỏ lòng biết ơn. Lễ hội Dinh Thầy Thím mang nhiều tín ngưỡng mê tín, dân đến cúng giỗ rất đông, cầu cúng xin xăm, xin lá số. Nhân dân trong vùng và từ khắp nơi mang theo nhiều lễ vật để dự lễ cúng chay vào tối 15, cũng cỗ và cỗ mặn vào ngày 16 tháng 9.

Lễ hội Mbăng Katê

Lễ hội thường được tổ chức vào tháng 8, tháng 9 âm lịch (tức đầu tháng 7 Chăm lịch). Có hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ sẽ diễn ra tại khu tháp Chăm ngoài đồi Bài Nài, còn phần hội sau đó sẽ chuyển về gia đình các cư dân Chăm tổ chức. Lễ hội Katê là lễ hội quan trọng và có quy mô lớn nhất, thường sẽ kéo dài 5 ngày của người Chăm theo đạo Bà La Môn.

Xem thêm: Lễ hội Kate, nét văn hoá độc đáo của người Chăm

binh thuan
Lễ hội Katê

Đây là lễ Tết của người Chăm, để tưởng nhớ các anh hùng, thần linh, tổ tiên, các vị vua có công với đất nước, với dân đã được thần thánh hoá như Po Klong Grai Pôrômê. Lễ hội đồng thời với việc hành hương, là thăm viếng, kết nghĩa bạn bè… Buổi tối trước ngày tổ chức chính, có nghi lễ trình y phục với các nghi thức trang trọng. Kết hợp với tiếng nhạc và các điệu múa cổ truyền.

Vào trưa ngày hội chính là lễ dâng cúng và lễ rước thần, tắm tượng, mặc áo, đội mũ cho tượng…Khi trời sắp tối là kết thúc các nghi lễ, mọi người hưởng lộc và tham gia các trò chơi như: ngâm thơ, chơi nhạc,… Vào dịp lễ này, Nhân dân dân tộc Raglai cũng xuống dự hội, chia sẻ niềm vui với người Chăm.

NHỮNG CÁI “NHẤT” TRONG VĂN HOÁ BÌNH THUẬN

  • Đồi cát đỏ – đồi cát thay đổi hình dạng tự nhiên nhiều nhất Việt Nam: Có diện tích gần 50ha và thuộc địa bàn TP Phan Thiết, Mũi Né. Địa điểm này luôn hấp dẫn du khách nhờ diện mạo thay đồi da dạng sau mỗi đợt gió. Thậm chí, chỉ sau một đêm là thay đổi hình dạng. Bên cạnh đó, cát ở đây rất đẹp mắt với nhiều màu sắc tự nhiên: đỏ, hồng, vàng, trắng, ngà, lam đen,… Lung linh dưới ánh nắng mặt trời.
  • Thủ đô Resort – nơi có nhiều khách sạn, resort nằm dọc biển nhất Việt Nam: với 78 khách sạn với nhiều phong cách, view hấp dẫn. Ngoài những resort được xây dựng bằng nhiều loại vật liệu (xi măng, gạch, cát,…) còn có một số kiểu dáng nhà Việt Nam bằng gỗ, mây, tre, tranh,… Cái lớn nhất rộng 100.00m2, nhỏ nhất 2.000m2.

van hoa

  • Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân lớn nhất Việt Nam: Đây là lễ hội của người Hoa (diễn ra mỗi 2 năm 1 lần). Lễ hội rước kiệu Quan Tháng qua các đường phố lớn từ sáng sớm đến trưa. Thường có đến 1.500 người tham gia từ các hội quán Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam, Triều Châu diễn các tiết mục văn nghệ truyền thống, dân gian của người Hoa. Lễ hội thường diễn ra trong 3 ngày.
  • Rồng xanh bằng mây tre dài nhất Việt Nam: Được làm ra cách đây 100 năm, dài đến 49m, bên ngoài bọc lớp vải màu xanh lá cây có vảy bóng. Để biểu diễn, cần có 120 người thay phiên nhau đỡ rồng và múa rồng trong buổi đại lễ rước Ông.

Ngoài ra còn có các cái “Nhất” khác thể hiện bản sắc văn hoá Bình Thuận

  • Bộ kinh Pháp hoa khắc gỗ đầy đủ và xưa nhất Việt Nam
  • Quả chuông gia trì lớn nhất Việt Nam
  • Cặp bình gốm Chăm lớn nhất Việt Nam
  • Người có Bộ sưu tập Bướm nhiều nhất Việt Nam
  • Người chụp ảnh động vật hoang dã nhiều nhất Việt Nam
  • Bộ xương cá Voi lớn nhất Việt Nam
  • Tượng Phật Thích ca nhập niết bàn lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á.

Ngọc Liên tổng hợp, biên soạn

Tin tức liên quan

Back to top button